Phản ứng Việc an táng Margaret Thatcher

Thủ tướng David Cameron cắt ngắn chuyến công du ở PhápTây Ban Nha để trở về Anh. Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger nói với BBC rằng bà Thatcher là một "nhà lãnh đạo" và một "người bạn tốt của Mỹ".[1]

Liên đoàn bóng đá Anh nói rằng sẽ không yêu cầu các câu lạc bộ dành một phút tưởng niệm vào dịp tang lễ của bà.[5]

Tối ngày 8 tháng Tư, một số vụ lộn xộn xảy ra ở Luân Đôn, Bristol, Glasgow, khi có những nhóm tổ chức ăn mừng cái chết của "Bà Đầm Thép". Nhiều cảnh sát bị thương trong cuộc xô xát tại Bristol. Cựu Thủ tướng Tony Blair, người cũng đã thắng ba kỳ tổng tuyển cử như Thatcher, phàn nàn hành động thiếu ý thức của những người đón mừng cái chết của bà và cho rằng phải nên bày tỏ sự tôn trọng trong dịp này.[5]

Một nhân vật thuộc đảng Lao động cho biết "Ông chủ tịch Ed Miliband nghiêm khắc phê phán mọi sự đón mừng. Như ông đã công khai tuyên bố ngày 8 tháng Tư, bà Thatcher là một bộ mặt vĩ đại trong chính trị nước Anh và trên thế giới. Dù đảng Lao động bất đồng ý kiến với nhiều việc bà đã làm, chúng ta phải ngưỡng mộ những thành tích của cá nhân bà"..[5]

Quốc hội Anh gọi các thành viên đang còn nghỉ lễ Phục Sinh trở lại họp và nhiều đảng viên đảng Lao động sẽ đến dự tang lễ. Tuy nhiên cũng có những người phản đối. Dân Biểu John Mann nói: "Tôi không biết tại sao tốn tiền của dân đóng thuế cho một khóa họp ngoài nghị trình".[5]

Thủ tướng David Cameron gọi bà Thatcher là người Anh vĩ đại và nhiều nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới bày tỏ sự ngưỡng phục bà về vai trò quốc tế, bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.[5]